Sự bùng nổ của 5G, AI trong 2020 cũng kéo theo những vấn đề về an ninh mạng, bảo mật thông tin của người dùng Internet.
Báo cáo dự đoán mới về xu hướng an ninh mạng của các tập đoàn lớn như Trend Micro, FireEye, Kaspersky Labs hay AT&T đều cho rằng: Bảo mật là vấn đề quan trọng bậc nhất, người dùng nên quan tâm trong kỷ nguyên mới. Các cuộc tấn công sẽ ngày càng tinh vi, không có biên giới và thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống.
Deepfake
Forcepoint, công ty an ninh mạng hàng đầu thế giới đưa Deepfake vào cảnh báo đầu tiên trong báo cáo xu hướng bảo mật 2020. Trong tương lai, công nghệ này sẽ không dừng lại ở những video khiêu dâm ghép mặt.
Bất kỳ người dùng Internet nào cũng có thể là nạn nhân củanhững vụ tống tiền bằng video giả. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhữngvụ lừa đảo hàng tỷ USD. Video Deepfake yêu cầu chuyển tiền, tài liệu mật trong2020 sẽ ngày càng chân thực, người dùng Internet khó có thể phân biệt bằng mắtthường. Tiếp đến là những nguy cơ về chính trị. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trongnăm tới được dự báo là “sân khấu” để Deepfake phô diễn sức mạnh củamình.
Dù tốt hay xấu, trong năm 2020 người dùng Internet sẽ phải làm quen với sự hiện diện của Deepfake trong mọi mặt cuộc sống.
Ransomware và mã độc di động
Theo dự báo của Check Point, các cuộc tấn công Ransomware vàmã độc di động sẽ ngày càng diễn biến phức tạp vào năm 2020. Tấn côngransomware đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu. Trong năm 2019, các nhómtin tặc đã nhắm vào các mục tiêu lớn hơn. Doanh nghiệp, chính quyền địa phương,tổ chức chăm sóc sức khoẻ được dự báo là những đối tượng được nhắm tới nhiều nhất.
Hầu hết các mục tiêu bị tấn công không có khả năng chi trả khoản tiền chuộc lớn nhưng họ buộc phải thoả hiệp với một số yêu cầu của tin tặc. Ví dụ, chặn một dịch vụ nào đó của thành phố, việc này không chỉ làm xáo trộn cuộc sống mà còn gây ra nhiều nguy cơ tiềm tàng về những vấn đề xã hội. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dùng nên chủ động tải về các bản cập nhật phần mềm và thường xuyên sao lưu dữ liệu và không nên trả tiền chuộc cho các hacker.
Blockchain
Công nghệ Blockchain được dự đoán sẽ góp phần quantrọng trong việc phát hiện tin giả cũng như chống lại Deepfake. Hiện tạiGoogle, Microsoft và nhiều công ty công nghệ lớn đã áp dụng công nghệ này đểlưu trữ dữ liệu, bảo mật thông tin cho người dùng. Trong tương lai, blockchaincó thể được ứng dụng rộng rãi hơn trong mọi mặt của cuộc sống, kể cả trong lĩnhvực an ninh, quốc phòng, đảm bảo các dữ liệu không thể giả mạo.
IoT và điện toán đám mây
Kỷ nguyên vạn vật kết nối đã có những thành tựu đáng nhớtrong thập kỷ qua. Trong năm 2020 khi mạng 5G chính thức đi vào hoạtđộng sẽ có nhiều thiết bị IoT được kết nối với mạng và điện toán đám mây. Điềunày dấy lên mối lo ngại lớn hơn về bảo mật. Càng nhiều thiết bị được kết nốitrên không gian mạng thì càng nhiều lỗ hổng an ninh.
Không chỉ tấn công vào hệ thống camera, hacker có thể tấn công vào lỗ hổng bảo mật của IoT để nghe lén, tống tiền, đánh cắp thông tin. Smart home trong tương lai không chỉ chú trọng tới khả năng kết nối mà còn phải ưu tiên các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin.
Xu hướng bảo mật của 2020 cũng sẽ tập trung vào các việc bảo vệ người dùng khỏi những phần mềm độc hại trên di động; đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân cũng như những giao thức an toàn trong kỷ nguyên kết nối.
Theo VNExpress