Theo New York Times, một cửa hàng kinh doanh smartphone ở Mỹ đã vô tình thu được 1 file chứa dữ liệu định vị smartphone lớn chưa từng có.
New York Times (NYT) – nhật báo uy tín hàng đầu, giànhđược nhiều giải Pulitzer (được coi là giải thưởng cao quý nhất trong làng báochí) nhất thế giới vừa khiến dư luận chấn động với chuỗi bài viết “ONENATION, TRACKED” (tạm dịch: Một quốc gia bị theo dõi).
Cụ thể, tuyến bài này đã từng bước vạch trần thực trạng theodõi vị trí và thu thập dữ liệu smartphone của nhiều tập đoàn khổng lồ ở Mỹ. Vềcơ bản, vị trí và hành vi của người dùng là thứ có giá nhất trong thời đại màdigital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) lên ngôi.
Tương tự như trong bài viết “Chị em hãy tắt ngay tính năng này trên smartphone vì nó rất nguy hiểm!” có dẫn thông tin của NYT: Vài năm trở lại đây, công nghệ đã phát triển đến mức mà các ứng dụng trên smartphone có thể cung cấp chính xác vị trí của người dùng. Kết hợp các điểm vị trí lại với nhau, những kẻ nắm giữ khối dữ liệu khổng lồ này có thể xác định rõ bạn là ai, thói quen ra sao, đang đi đâu và làm gì.
Theo New York Times, một cửa hàng kinh doanh smartphoneở Mỹ đã vô tình thu được 1 file chứa dữ liệu định vị smartphone lớn chưa từngcó.
Cụ thể, trong đó chứa hơn 50 tỷ điểm vị trí (ping) từsmartphone của hơn 12 triệu người đang sống tại các thành phố lớn ở Mỹ (NewYork, San Francisco, Washington D.C…). Mỗi chấm nhỏ đại diện cho vị trí chínhxác của một chiếc smartphone qua nhiều tháng trời, từ năm 2016 – 2017.
Trong “ONE NATION, TRACKED”, hai tác giả Stuart A. Thompson và Charlie Warzel chỉ ra rằng:
Mọi lúc, mọi nơi, hàng chục công ty mà hầu hết trong số đókhông được kiểm soát và quy hoạch thận trọng – đang lưu lại nhất cử nhất động củahàng chục triệu người thông qua smartphone rồi tập hợp lại thành khối dữ liệukhổng lồ mang tính… thương mại.
Những công ty này có thể theo chân bất cứ ai, từ các khu nhà lụp xụp cho đến cao ốc chọc trời – bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân. Đến cả những sĩ quan quân đội làm công việc tối mật cho tới các luật sư, chính khách đều bị theo dấu bất kể họ đang đưa con đi học hay ngồi chuyên cơ đi nghỉ dưỡng.
Sở dĩ các công ty khổng lồ có thể theo dõi hàng chục triệu người ngang nhiên như vậy, chủ yếu vì luật pháp của Mỹ chưa chạy theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ.
Bên cạnh đó, hầu hết con người ngày nay đều rất… tự tinkhi sử dụng internet và mạng xã hội cho đến khi bị hack. Chúng ta chủ quan vàtrao quyền định vị cho các ứng dụng, bất chấp việc chúng đưa ra những điều khoảndịch vụ dài dằng dặc với toàn những điều chống lại người dùng – Đó chính là lỗhổng để những công ty này trục lợi và bạn nên biết rằng, không chỉ có Facebookmới thèm khát dữ liệu cá nhân của chúng ta.
NYT nhấn mạnh, những ông lớn thu thập dữ liệu địa điểm từngngày, từng giờ đều là những cái tên lạ hoắc – họ khẳng định mọi thứ là ẩn danhvà bảo mật và người dùng đã đồng ý với các điều khoản rồi. Tuy nhiên, nhữngthông tin này cực có giá trị để họ triển khai quảng cáo (kết hợp cùng thông tincá nhân, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thói quen) chính xác một cách kỳ lạ theothời gian thực.
Đó là cách mà quảng cáo nảy lên khi bạn đi ngang qua cửahàng ăn uống, bán xe cộ… Và một khi đã lộ dữ liệu địa điểm, chúng sẽ được raobán chứ không thể đòi lại hay bắt các công ty đó xóa chúng đi.
Điều đáng sợ nhất chính là, những cỗ máy với quy mô siêu to khổng lồ đó đều luồn lách và hoạt động đúng luật pháp Mỹ hiện hành.
Theo Trí Thức Trẻ