Cảm biến ánh sáng được phát triển dựa trên nguyên lý hiệu ứng quang điện của chất bán dẫn. Nó có thể được sử dụng để phát hiện cường độ của ánh sáng xung quanh hoặc sự khác biệt về ánh sáng giữa các bề mặt có màu khác nhau. Ngoài ứng dụng phổ biến trên điện thoại thông minh, cảm biến này còn có thể được áp dụng vào các dự án khác bao gồm đèn thông minh, hệ thống liên lạc bằng laser…
Cảm biến là gì?
Theo nghĩa rộng, cảm biến là một thiết bị điện tử có khả năng phát hiện và phản hồi một số loại đầu vào từ môi trường vật lý thông qua chuyển đổi các phép đo thành tín hiệu có thể nhận biết được. Cảm biến thường bao gồm phần tử cảm biến, phần tử chuyển đổi, mạch đo lường và nguồn điện phụ.
Xem thêm: Nhà thông minh Smart Home là gì? Nhứng điều cần biết [A – Z]
Cảm biến ánh sáng là gì?
Cảm biến ánh sáng là một thiết bị quang điện chuyển đổi năng lượng ánh sáng (photon) thành tín hiệu điện cho dù đó là ánh sáng nhìn thấy được hay tia hồng ngoại. Nó chủ yếu được chia thành 4 loại bao gồm cảm biến ánh sáng xung quanh – cảm biến ánh sáng hồng ngoại – cảm biến ánh sáng mặt trời – cảm biến ánh sáng cực tím. Loại cảm biến này chủ yếu được sử dụng trong lĩnh vực điện tử và hệ thống chiếu sáng thông minh.
Cảm biến ánh sáng hoạt động như thế nào?
Cảm biến ánh sáng thực chất hoạt động theo nguyên lý của hiệu ứng quang điện. Hiệu ứng quang điện dùng để chỉ hiện tượng một số chất đặc biệt có thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện sau khi hấp thụ ánh sáng. Hiệu ứng này có thể được chia thành hai loại: hiệu ứng quang điện ngoài và hiệu ứng quang điện trong.
Xem thêm:>> Khám phá 4 loại cảm biến thông minh tốt nhất hiện nay
Xem thêm:>> Căn hộ thông minh – Giải pháp an cư trong nhịp sống hiện đại
Hiệu ứng quang điện trong xảy ra bên trong vật liệu. Khi ánh sáng chiếu vào vật liệu đó, điện trở suất bên trong vật liệu sẽ bị thay đổi nên sinh ra suất điện động. Mặt khác, hiệu ứng quang điện ngoài được hiểu đơn giản là khi có sự chiếu xạ của ánh sáng thì các hạt điện tử có thể được phát ra từ bên trong vật liệu để tạo ra điện.