Thông tin cư dân
  • Xã hội
  • Sức khỏe
  • Giáo dục
  • Nhà đẹp
  • Đời sống cư dân
  • Phong thủy
    • Kiến thức phong thủy
    • Phong thủy nhà đất
    • Phong thủy chung cư
    • Phong thủy ứng dụng
  • Dự án bất động sản
    • BĐS nghỉ dưỡng
    • Căn hộ biệt thự
    • Chung cư
    • Khu đô thị
    • Tòa văn phòng
  • Xu hướng công nghệ
  • Giải trí
No Result
View All Result
  • Xã hội
  • Sức khỏe
  • Giáo dục
  • Nhà đẹp
  • Đời sống cư dân
  • Phong thủy
    • Kiến thức phong thủy
    • Phong thủy nhà đất
    • Phong thủy chung cư
    • Phong thủy ứng dụng
  • Dự án bất động sản
    • BĐS nghỉ dưỡng
    • Căn hộ biệt thự
    • Chung cư
    • Khu đô thị
    • Tòa văn phòng
  • Xu hướng công nghệ
  • Giải trí
No Result
View All Result
Thông tin cư dân
No Result
View All Result

Có nên tắm khi mắc COVID-19 không?

Nguyễn Hải by Nguyễn Hải
Tháng Hai 25, 2022
in Cuộc sống cư dân, Tin Covid-19, Xã hội
0
Có nên tắm khi mắc COVID-19 không?
0
SHARES
25
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trên mạng xã hội đang rộ lên thông tin người mắc COVID-19 thì không được tắm rửa. Bệnh đang nhẹ mà tắm sẽ trở nặng… Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? cùng cudan.com.vn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

Các thông tin về chữa COVID đang rất phức tạp, lẫn lộn được lan truyền qua nhiều hình thức mang lại cả những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực. Vậy mắc COVID-19 thì có nên xông hơi và tắm rửa không?

1. Người bệnh COVID-19 có nên kiêng tắm rửa?

Theo quan niệm của y học cổ truyền nếu khi bị ốm hoặc cảm xông hơi là cần thiết nhưng tắm thì lại phải kiêng. Quan niệm tắm khi bị ốm trong y học cổ truyền lại trái ngược với xông hơi.

Điều này được luận giải như sau: Khi tắm nước nóng làm giãn lỗ chân lông từ đó gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập… Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, tử vong. Từ đó sinh ra quan niệm “người ốm phải kiêng nước” còn tồn tại dai dẳng tới nay.

Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm mà tắm là rất nguy hiểm. Một số người quá suy kiệt, chức năng tim phổi quá kém, khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là tử vong. Vì thế khi đang mắc bệnh không nên tắm nước quá lạnh để “rèn luyện cơ thể”, hoặc tắm quá nóng để “diệt mầm bệnh”. Rất nguy hiểm.

 

Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trước mổ cần được tắm và sát trùng toàn thân sẽ giảm nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nếu được lau rửa toàn thân bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo, thay dra0 (ga giường) thường xuyên sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm số ngày này phòng ICU. 

Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da chết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông máu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.

Đế tránh biến chứng, người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút, nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.

Với người mắc COVID-19 theo tôi nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm nhanh trong 5 – 10 phút, lau khô người, sẽ thấy rất sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.

2. Xông hơi

Kinh nghiệm dân gian từ lâu vẫn chữa cảm mạo bằng biện pháp xông hơi. Điều đó bắt nguồn từ y học cổ truyền cho rằng cảm mạo là do ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài vào, nên cần làm cho ra mồ hôi để loại trừ tà khí ra bên ngoài. Cái này y học cổ truyền gọi là biện pháp phát hãn, giải biểu. Người bệnh sẽ uống các thuốc có nhiều tinh dầu, uống thuốc nóng ấm, xông, để cho ra mồ hôi.

Theo y học hiện đại, các biện pháp xông hơi có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, tinh dầu gây cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch, giúp người cảm cúm mau khỏi bệnh.

xong-hoi

 

Tuy nhiên cũng theo y học cổ truyền, khi cảm mạo để lâu ngày, tác nhân gây bệnh không còn ở bên ngoài nữa mà đã đi sâu vào phần máu, phần nội tạng, thì lúc này không được phát hãn giải biểu nữa, vì sẽ làm tiêu hao chính khí trong cơ thể, cơ thể sẽ suy yếu không chống đỡ được bệnh. Lúc này cần phải thanh nhiệt, bổ khí, bổ huyết…

Như vậy chúng ta thấy ngay y học cổ truyền cũng không dùng xông hơi tràn lan khi bị cảm cúm, huống chi chúng ta đã biết khi mắc COVID-19 là virus SARS-CoV-2 đã chui vào trong tế bào niêm mạc hô hấp rồi lan đi khắp cơ thể, đâu còn ở trên bề mặt mũi họng nữa. Vậy thì có xông thế hay xông nữa thì cũng không được diệt được virus.

Xông hơi quá nhiều lần gây mất mồ hôi, mất các chất muối trong cơ thể, làm rối loạn chuyển hóa, cơ thể càng yếu hơn. Xông hơi nhiều lần, súc họng nước muối nhiều lần làm tổn thương niêm mạc hô hấp, dễ gây bội nhiễm thêm các bệnh hô hấp khác.

Tham khảo:>> Bật mí 2 cách xông hơi chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Vì vậy, khi mắc COVID-19 có thể xông mũi họng ngày 1 lần, giúp cho hệ hô hấp thông thoáng, tinh thần thư giãn, mau lành bệnh. Hoặc xông phòng ở để phòng thông thoáng, dễ chịu. Nhưng nhắc lại: Biện pháp này không diệt virus, vì vậy không nên điên cuồng xông hơi, súc họng ngày nhiều lần để diệt virus. Không ích gì đâu, mà lại càng có hại. Không xông quá nóng hoặc xông quá lâu gây tổn thương niêm mạc hô hấp, gây hại nhiều hơn. Mỗi lần xông nên chỉ từ 10 – 15 phút là đủ.

– Công thức nồi lá xông gồm: Các cây lá tự nhiên có tinh dầu như vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, hương nhu, tía tô, sả, gừng tươi… Một số vùng linh hoạt dùng cả các lá khác có tinh dầu như cúc tần, bạch đàn, tràm…

– Không tắm nhiều lần trong ngày vì cũng chẳng làm khỏe hơn mà còn gây hại.

– Người suy nhược nặng, người huyết áp thấp, đang mắc các bệnh tim gan thận nặng không nên tắm mà dùng biện pháp tắm khô như: Lau người nhanh rồi thay quần áo.

Nguyễn Hải

Nguyễn Hải

Related Posts

Cách đăng ký thường trú và tạm trú trực tuyến
Cộng đồng

Cách đăng ký thường trú và tạm trú trực tuyến

Tháng Hai 20, 2023
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản
Thị trường

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản

Tháng Hai 18, 2023
nguoi-phu-nu-cam-dao-doa-hang-xom-o-chung-cu
Cẩm nang tòa nhà

Diễn biến mới vụ người phụ nữ cầm dao đe dọa hàng xóm ở chung cư Hà Nội

Tháng Hai 10, 2023
Review top 4 máy lọc không khí hút ẩm tốt mà giá rẻ
Xã hội

Review top 4 máy lọc không khí hút ẩm tốt mà giá rẻ

Tháng Hai 9, 2023
thu-nuoi-chungcu
Cẩm nang tòa nhà

Vi phạm nuôi chó ở chung cư, ai xử lý?

Tháng Hai 8, 2023
Điều kiện để được ứng cử vào ban quản trị nhà chung cư
Cẩm nang tòa nhà

Điều kiện để được ứng cử vào ban quản trị nhà chung cư

Tháng Một 4, 2023
Next Post
HUY-8539-5924-1645946326

'Dịch ở Hà Nội có thể đạt đỉnh trong hai tuần tới'

IMG-1095-3953-1646055531

Có nên mua thuốc molnupiravir dự phòng trong nhà?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên kết hữu ích

phần mềm quản lý tòa nhà
chuyển đổi số doanh nghiệp
quản lý tòa nhà
Thông tin cư dân

Cập nhật các thông tin mới nhất về đời sống
của cộng đồng cư dân Việt Nam...

Follow Us

Theo dõi Fanpage

Recent News

Keangnam ứng dụng nền tảng số IMAX IoT Platform vào quản trị số, xây dựng căn hộ, chung cư thông minh

Keangnam ứng dụng nền tảng số IMAX IoT Platform vào quản trị số, xây dựng căn hộ, chung cư thông minh

Tháng Ba 21, 2023
Đà Lạt từng bước hướng đến đô thị thông minh

Đà Lạt từng bước hướng đến đô thị thông minh

Tháng Hai 22, 2023
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

Cư dân © 2021 - Cộng đồng cư dân Việt Nam. (Website đang chạy thử nghiệm!)

No Result
View All Result

Cư dân © 2021 - Cộng đồng cư dân Việt Nam. (Website đang chạy thử nghiệm!)