Đại diện Công ty Savills nhiều lần khẳng định việc ngưng bơm nước lên căn hộ để thu hồi phí quản lý là việc… rất bình thường trên thị trường hiện nay.
“Trách nhiệm thuộc về ai thì rất khó trả lời”
Từ đầu năm 2021, hàng trăm cư dân tại dự án Eco Green Saigon cho rằng mức phí quản lý 18.000 đồng/m2 (chưa tính VAT) là quá cao trong khi chất lượng dịch vụ không đúng như cam kết nên họ đã ngưng đóng phí. Điều này để yêu cầu Chủ đầu tư (CĐT) là Công ty CP Đầu tư – Xây dựng Xuân Mai Sài Gòn (Công ty Xuân Mai Sài Gòn) phải đối thoại và giảm mức phí quản lý.
Tham khảo:>> https://s-tech.info/phi-bao-tri-chung-cu-la-gi/
Đỉnh điểm vụ việc, ngày 1/12, nhân viên của đơn vị quản lý vận hành dự án là Công ty TNHH Savills – Chi nhánh TP. HCM (Công ty Savills) tiến hành khóa đồng hồ nước của cư dân, ngưng bơm nước lên căn hộ nhưng không đưa ra bất cứ văn bản có hiệu lực nào.
Hàng trăm cư dân tập trung phản đối và sau đó phía Savills đã phải mở nước trở lại, cam kết sẽ tổ chức đối thoại giữa cư dân với các bên liên quan là Công ty Xuân Mai Sài Gòn – Công ty Savills – Công ty SMB để làm rõ vụ việc. (Công ty SMB là đơn vị do Xuân Mai Sài Gòn chỉ định giám sát hoạt động thu phí tại dự án – PV).
Tại buổi đối thoại trực tuyến, nhiều cư dân yêu cầu Công ty Xuân Mai Sài Gòn, Công ty Savills, Công ty SMB giải thích lý do, cung cấp quyết định có hiệu lực cắt nước, đơn vị nào ra quyết định và ai là chịu trách nhiệm trong việc này.
Bà Nguyễn Quỳnh Nga – Phó Giám đốc Bộ Phận Quản Lý Bất Động Sản Công ty Savills cho rằng, nếu sử dụng dịch vụ thì phải trả tiền. Ngay cả tiền điện, tiền nước, khi sử dụng mà không trả tiền thì các đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ ngưng cung cấp.
Trong trường hợp này, Savills khẳng định đây không phải là cắt nước mà là tạm dừng dịch vụ cung cấp, tức là ngưng bơm nước lên căn hộ. Để bơm lên thì phải tốn tiền điện, phải bảo trì hệ thống thì đương nhiên việc này là dịch vụ bơm nước lên căn hộ.
Bà Nga khẳng định, trong tình huống này, theo Luật cho phép trong trường hợp cư dân không đóng các khoản phí, Ban quản lý tòa nhà (BQLTN) còn được phép đề nghị công ty cung cấp dịch vụ tạm ngưng dịch vụ.
“Chúng tôi chỉ mới tạm ngưng dịch vụ bơm nước lên căn hộ thôi. Thông lệ thị trường hiện nay đều sử dụng hình thức tạm ngừng bơm nước này là hình thức chế tài đảm bảo thu được phí quản lý”, đại diện Savills lý giải.
Mặt khác, theo vị đại diện Savills, số căn hộ nợ phí quản lý đến tháng 12/2021 ở tòa nhà HR1 có 248/612 căn, tòa nhà HR2 có 130/479 căn. Với số lượng này, nếu không đóng phí quản lý sẽ gây ảnh hưởng và không công bằng với người đóng đầy đủ. Còn việc cư dân tranh chấp với CĐT thì là vấn đề khác.
Trước dịch bệnh COVID-19 thì CĐT có ý kiến tại sao phí quản lý thu được quá thấp, đề nghị Savills và SMB phối hợp thu hồi công nợ phí quản lý. Chính Savills là đơn vị đề nghị trong thời gian dịch bệnh khó khăn, tạm thời CĐT phải hỗ trợ để bù đắp, qua dịch bệnh sẽ thu hồi công nợ.
“Chính vì thế cư dân hỏi rằng trách nhiệm thuộc về ai thì rất khó trả lời vì về mặt nghĩa vụ, cư dân phải đóng phí quản lý mới có thể vận hành”, Phó Giám đốc Bộ Phận Quản Lý Bất Động Sản của Savills nói.
Cắt nước của cư dân là việc là… rất bình thường
Không bằng lòng với câu trả lời của bà Nga, chủ một căn hộ tại tòa nhà HR1 là anh Đặng Thanh Hùng nhắc, vấn đề cư dân ngưng đóng phí quản lý là để yêu cầu CĐT tổ chức đối thoại. Tuy nhiên Công ty Savills không tổ chức đối thoại và sau đó đơn phương cắt nước của cư dân.
Xem thêm:>> phần mềm quản lý chung cư
“Nếu tổ chức buổi họp rõ ràng thì câu chuyện sẽ khác, nhưng quý vị không tổ chức đối thoại và đơn phương cắt nước nên vụ việc thành như ngày hôm nay”, anh Hùng nói.