Mô hình nông nghiệp 4.0 hiện đang là xu hướng của nhiều nước phát triển trên thế giới và đã được sử dụng rộng rãi vì tính kinh tế của nó. Theo nhiều nghiên cứu, để ứng dụng phương pháp này, nền nông nghiệp của Việt Nam cần gỡ bỏ nhiều rào cản nhất định, vấn đề đáng quan tâm nhất có lẽ là vấn đề về nguồn nhân lực.
Theo báo cáo đánh giá của thế giới, chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 4/10 điểm, xếp thứ 12 trên 11 quốc gia Châu Á tham gia xếp hạng. Theo Báo cáo Quy hoạch Phát triển Việt Nam, năng suất lao động Việt Nam thấp hơn 2,5 lần so với Trung Quốc, thấp hơn Thái Lan 4,2 lần… trong giai đoạn 2011 – 2020.
Xem thêm:>> Ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 – Cơ hội đi kèm rủi ro và thách thức
Thực tế, lao động tại Việt Nam thiếu một lượng lớn các lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn và đối mặt với những thách thức lớn khi không thể đáp ứng được nhu cầu về lao động. Hệ thống đào tạo nghề chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng cho lao động.
Việc đào tạo hiện nay chủ yếu vẫn là giảng dạy lí thuyết, hướng dẫn kĩ năng sẵn có của trung tâm, không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu người học. Chương trình đào tạo mang tính lí thuyết cao, thiếu nhiều yếu tố thực hành, chưa kết hợp với việc tạo cơ hội việc làm, thiếu tính thực tế.
Xem thêm:>> chuyển đổi số trong doanh nghiêp sản xuất
Vậy giải pháp nào cho nền nông nghiệp Việt Nam?
Việc đào tạo nguồn nhân lực với trình độ cao để phát triển nông nghiệp và các phần nông thôn là yêu cầu cấp bách và cũng là thách thức lớn. Cần giải quyết những vấn đề:
- Bố trí và chuẩn bị kinh phí , tập trung đèo tạo dài hạn cho đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật cao ở các lĩnh vực then chốt
- Hỗ trợ hình thành và phát triển vườn ươm đổi mới sáng tạo trong các trường, trung tâm về công nghệ, hệ sinh thái
- Thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ
- Thúc đẩy qyas trình hoạt động và phát triển của các khu công nghiệp, ưu tiên hỗ trợ các tổ chức – cá nhân có công trình khoa học.
- Tăng chế độ đãi ngộ, khuyến khích các cán bộ, quản lý giỏi về nông thôn
- Có những định hướng, chính sách đào tạo, thu hút sinh viên. Gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với lao động sản xuất, kinh doanh
Về phía các cơ sở đào tạo, trường đại học, cao đằng
- Tăng cường đầu tư đào tạo tại các khu vực nông thôn, đa dạng hóa hình thức dạy nghề
- Đổi mới chương trình đào tạo từ bậc đại học, phổ thông, thậm chí, đổi mới ngay từ cấp tiểu học tại các cơ sở giáo dục có đào tạo nguồn nông – lâm – ngư nghiệp.
- Nghiên cứu, triển khai mô hình học và đào tạo những dự án thí điểm về mô hình nông nghiệp 4.0.
- Gắn đào tạo với thị trường lao động, phù hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp
Có thể thấy, cần nâng cao công tác triển khai các giải pháp để nhanh chóng thực hiện mô hình nông nghiệp 4.0, đưa vào thực nghiệm và khắc phục các lỗi sai trong quá trình thử nghiệm, thay đổi đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tiễn.