Ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam đang là một chủ đề khá nóng hiện nay. Việt Nam vẫn là nước đang phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp và vốn đầu tư nước ngoài. Mô hình nông nghiệp 4.0 được đánh giá là chìa khóa mang tính bước ngoặt cho nền kinh tế quốc gia.
Xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp đã được lan rộng trên nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến như Thái Lan ban hành chính sách đổi mới công nghệ để định hướng và phát triển nông nghiệp mới sử dụng các công nghệ của cuộc cách mạng 4.0. Tại Israel, các trang trại đều được trang bị thiết bị điều khiển tự động. Đài Loan khuyến khích và ưu tiên logistics nông nghiệp.
Trong vòng 30 năm qua, ngông nghiệp Việt Nam cũng đạt được khá nhiều thành tựu, giúp nâng cao và cải thiện thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, những công nghệ mới chưa được áp dụng phổ biến khiến cho quy mô sản xuất, chất lượng và giá trị tăng trưởng chưa cao. Chính phủ Việt Nam cũng đang tìm hiểu và nghiên cứu về các mô hình công nghệ mới để nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng sản xuất, gia tăng giá trị phát triển.
Cuộc cách mạng 4.0 mở ra với trí tuệ nhân tạo, hệ thống kết nối thông minh, điện toán đám mây… là một cơ hội cũng như thách thức lớn với thị trường Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ đem lại nhiều mặt khả quan về kinh tế, giúp thu hẹp khoảng cách nền kinh tế của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.
Việc ứng dụng công nghệ hỗ trợ việc lập kế hoạch, tính toán chi phí, doanh thu theo từng mùa, từng vụ. Hệ thống cảnh báo tự động khi cây trồng, vật nuôi gặp vấn đề. Cảm biến độ ẩm, cảm biến thời tiết, môi trường để tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp người dùng theo dõi tình hình. Từ đó, tăng năng suất, sản lượng, chất lượng của cây trồng hay vật nuôi.
Xem thêm:>> chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
Ngoài ra, công nghệ hiện đại mang những thiết bị có hỗ trợ cảm biến thời tiết, cảnh báo mùa vụ để quyết định thời điểm sản xuất, chăn nuôi. Sự kết hợp của những công nghệ 4.0 đem lại chiếc áo mới cho chuỗi cung ứng:
- Sản phẩm nông nghiệp: chuyển sang hệ thống buôn bán trực tuyến, kết nối trực tiếp người sử dụng với người sản xuất, phân tích các dữ liệu người dùng để đưa ra các gợi ý sản xuất thích hợp.
- Tổ chức hành chính nông nghiệp: hỗ trợ quản lý thông tin thu hoạch, sản xuất, cảnh báo thiên tai, dịch bệnh…
Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của Việt Nam lại là vấn đề nguồn nhân lực, người nông dân khó tiếp thu những công nghệ mới do thao tác không quen, gây nhiều phiền toái. Vậy nên, việc cần làm nhất hiện nay là nâng cao kiến thức vè công nghệ. Đưa các chương trình đào tạo trở thành trọng điểm, gia tăng sự tham gia của sinh viên.
Xem thêm:>> tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp
Mô hình nông nghiệp 4.0 được đánh giá cao trong việc thúc đẩy và cải thiện nền kinh tế quốc gia. Cốt lõi của vấn đề là cần đưa ra các giải pháp về tổ chức nhân sự hợp lý nhằm hệ thống lại quy trình sản xuất và làm việc của người nông dân. Cơ cấu lại toàn bộ nền nông nghiệp và ứng dụng phát triển công nghệ cao, gia tăng các giải pháp thiết yếu kịp thời, cấp bách.