Tiền mặt luôn được luân chuyển từ tay người này sang người khác, và theo đó, các nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do các loại virus có thể xảy ra.
Trong khi nhà nhà, người người đeo khẩu trang và tìm mọi biệnpháp tối ưu để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona(nCoV), dường như không mấy ai để ý tới thói quen sử dụng tiền mặt cũng có thểlà nguồn phát tán virus gây bệnh tiềm năng, nếu không chú ý tới các biện pháp vệsinh bàn tay sau khi tiếp xúc.
Tiền mặt bẩn – nguồn phát tán virus gây bệnh
Theo ghi nhận từ một số chuyên gia y tế, tiền mặt có lẽ làthứ ít được chú ý tới khi một bệnh dịch lây qua đường hô hấp bùng phát. Nhưng vớithói quen sử dụng tiền mặt lên tới 90% như của người Việt, tiền mặt hoàn toàncó thể trở thành một ổ bệnh nếu chẳng may dính phải một con virus corona từ ngườinhiễm bệnh.
Trên các phương tiện truyền thông và các diễn đàn, mạng xã hội,các nhà khoa học đã xác định virus gây bệnh chết người như nCoV có thể lây lanqua các hạt mịn bay lơ lửng trong không khí. Virus cúm ở người trên thực tế đãđược chứng minh có thể dễ dàng sống sót trên các đồng tiền và lây truyền qua tiếpxúc tay. Tiền giấy, tiền polymer hay tiền xu đều có tiềm năng là nguồn của cáctác nhân gây bệnh và là rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng. Tiền mặt luôn đượcluân chuyển từ tay người này sang người khác, và theo đó, các nguy cơ mắc bệnhtruyền nhiễm do các loại virus có thể xảy ra.
Vi khuẩn và virus gây bệnh có ở khắp mọi nơi xung quanhchúng ta, nhưng tiền dường như là thứ cuối cùng mọi người sẽ nghĩ tới phòng bịdo phải sử dụng thường xuyên, dù ít hay nhiều đều biết tiền mặt qua tay rất nhiềungười và là một ổ vi khuẩn và virus khổng lồ.
Một nghiên cứu khoa học của trường Đại học New York có tênlà “Dự án tiền bẩn” vào năm 2014 đã công bố sự hiện diện của 3.000 loại vi khuẩnkhác nhau sống trên 80 tờ tiền mệnh giá 1 đô la Mỹ lưu hành ở New York. Nhữngvi khuẩn này đến từ da người, miệng và cơ quan sinh dục, và vì là tiền, chúngcó thể được vận chuyển và trao đổi tự do trên khắp thế giới.
Dù tại thời điểm này chưa thể xác định tiền có là mối lo ngạilây lan dịch bệnh hay không thì một số nhà khoa học đã khuyến cáo người dâncũng nên dần chuyển sang các hình thức thanh toán số, tận dụng các tiện ích màthương mại điện tử mang lại, thay vì giao tiếp trực tiếp và giao dịch tiền mặtvới nhau trong giai đoạn nCoV bùng phát.
Ngành ngân hàng phòng chống dịch bệnh
Trong khi người dân cần tự nâng cao nhận thức bảo vệ bảnthân khỏi các nguồn có nguy cơ lây nhiễm dịch như sử dụng tiền mặt, cơ quan quảnlý tiền tệ của Việt Nam cũng nhanh chóng vào cuộc nới lỏng một số quy định nhưcho phép người dân cùng nhân viên ngân hàng đeo khẩu trang khi giao dịch nhằmgiảm nguy cơ lây nhiễm virus corona từ người sang người.
Cụ thể, ngày 31-1 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cóvăn bản số 479/NHNN-VP yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành ngân hàngtriển khai một số nội dung phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủngmới của virus corona gây ra.
Khẩu trang vốn là vật theo quy định phải tháo bỏ trước khivào NHNN hay các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng thương mại thì giờ đã đượckhuyến khích đeo để phòng dịch.
Theo đó, không yêu cầu khách hàng đến giao dịch phải tháo bỏkhẩu trang trước khi vào trụ sở như NHNN đã quy định tại văn bản số7777/NHNN-PHKQ ngày 16-10-2018 về việc tăng cường công tác phòng ngừa tội phạmcướp tiền tại ngân hàng, đảm bảo an toàn kho quỹ, giao dịch tiền mặt. Tuynhiên, vẫn phải tăng cường các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luậtvà theo thẩm quyền để bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền mặt, tài sản quý, giấy tờcó giá trong giao dịch và trong kho tiền; ngăn chặn các trường hợp lợi dụng dểgây mất an ninh, an toàn khi giao dịch.
Đối với các giao dịch/hoạt động bắt buộc phải nhận diệnkhách hàng, nhân viên ngân hàng đề nghị khách hàng tạm thời tháo bỏ khẩu trangđể nhận diện. Sau khi hoàn thành thủ tục, khách hàng tiếp tục đeo khẩu trang (nếucó nhu cầu) trong quá trình giao dịch.
Nhân viên ngân hàng có thể sử dụng khẩu trang khi thực hiệngiao dịch, tiếp xúc với khách hàng nếu cần thiết.
(Theo TBKTSG Online)